FacebookGoogle Plus

11.11.19

Trang thư pháp

Người xưa có câu: “Thư pháp giả, Đạo dã” (書法者,道也)có nghĩa thư pháp cũng là Đạo, vì học và luyện tập thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nén tình cảm, bồi dưỡng khí chất nội tâm (書法可以修身養性,陶冶心情,培養內涵). Những ai đã từng học viết thư pháp cũng đều biết rằng ngồi không ngay, cầm bút chưa thẳng thì khi viết chữ khó có thể viết cho đẹp được. .& Điều này cũng có nghĩa cái ngay và thẳng ấy cũng dạy cho ta cái mà ngày thường ta hay quên và không để tâm tới, sự trải nghiệm lúc này cũng chính là một sự chánh niệm cần có khi luyện tập viết thư pháp. Qúa trình luyện tập viết thư pháp không chỉ là luyện chữ mà còn luyện cái tâm của chính, nếu không phải là sự khổ luyện thì Trương Chi(張芝)đời Đông Hán đâu cần ngày nào cũng xuống ao(臨池), Vương Hy Chi (王義之)đời Tấn đã phải bỏ ra 15 năm luyện chữ, Trí Vĩnh thiền sư(智永禪師) (Đăng lầu bất hạ tứ thập niên 登樓不下四十年)… …
Tất cả theo thời gian rồi cũng sẽ trở thành cát bụi, qua nét bút thư pháp chữ ngược của Cát Bụi tuy không mới nhưng bút pháp thật đặc biệt vừa mang tính thẩm mỹ nghệ thuật, vừa rất thư pháp, trông như nay, nhìn như cổ…. mà tác giả muốn truyền tải cái thông điệp vô thường của muôn pháp có không, được mất, đẹp xấu, bại thành…cũng chỉ là Mộng mà thôi…

Thập Đại Đệ Tử Phật

Có thể bạn quan tâm